NHỮNG LƯU Ý “VÀNG” KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH
Tiếng Anh là môn học khiến nhiều sĩ tử cảm thấy khó ôn và mông lung nhất. Thậm chí, khi cầm đề thi với quá nhiều từ mới, nhiều học sinh “sốc” vì không hiểu gì. Chính vì vậy, việc có một chiến lược làm bài thông minh sẽ giúp các bạn cảm thấy bớt hoang mang, lo lắng khi bước vào phòng thi để tự tin, bình tĩnh làm bài.
Nhằm giúp học sinh tận dụng tốt 60 phút trong phòng thi để xử lý đề môn Tiếng Anh tốt hơn, Trung tâm Solid English đã đưa ra những lời khuyên về những lưu ý “vàng” giúp học sinh làm tốt môn Tiếng Anh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
- Đọc đề bài
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi tiếp cận một đề thi nói chung. Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thi thật nhanh trong vòng vài phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu….
Khi đã có cái nhìn tổng quát về đề thi, học sinh mới nên bắt đầu làm bài. Ở bước đầu này, các em cần phải gạt bỏ suy nghĩ “nhiều từ mới thế này” và hãy xác định với bản thân mình rằng: “Với bài thi ngoại ngữ, gặp từ mới là chuyện đương nhiên” để tránh bị mất bình tĩnh.
- Xác định loại bài
Đây là bước mang tính định hướng vùng kiến thức, kỹ năng cần vận dụng. Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.
Nhóm 1: gồm các câu hỏi có thể trả lời được ngay (ví dụ như xác định mạo từ, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, cách chia động từ khi có điểm thời gian xác định…).
Nhóm 2: gồm những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (những câu hỏi này thường được thể hiện trong các bài đọc hiểu, suy diễn để tìm ý chính cho đoạn văn hoặc tìm thông tin đúng hoặc sai).
Nhóm 3: gồm những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng mà thí sinh cần phải đọc kỹ lại cũng như dành thêm thời gian để lựa chọn đúng.
- Phân bố thời gian hợp lý
Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2021, thời gian dành cho bài thi tiếng Anh là khoảng hơn 1 phút cho một câu trắc nghiệm. Với lượng thời gian khá ít cho mỗi câu như vậy, sau khi lướt nhanh đề, thí sinh nên xác định xem câu nào mình nắm thật vững để làm nhanh trước; Không nên quá tập trung vào một câu hỏi để tránh bỏ phí cơ hội hoàn thiện và có điểm từ các câu hỏi khác. Đặc biệt không nên bỏ bất kì một câu nào trong bài.
- Phương pháp loại trừ
Khi làm một câu trắc nghiệm, thí sinh phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc các phương án còn lại.
Vì các câu trắc nghiệm khách quan luôn có 4 đáp án A, B, C, D, các học sinh “được quyền” bỏ qua 1 đáp án mà mình cảm thấy khó hiểu nhất, đáp án chứa từ “chưa thấy bao giờ”,…
Khi xét 3 đáp án còn lại, sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một là, 3 đáp án đó đều không phù hợp với yêu cầu của đề bài, khi đó câu trả lời đúng sẽ rơi vào đáp án mà các bạn bỏ qua. Hai là, trong 3 đáp án còn lại sẽ xuất hiện 1 đáp án đúng với yêu cầu của đề bài. Với những câu còn băn khoăn giữa 2 đáp án, học sinh nên phân tích ngữ cảnh, ngữ pháp của câu để chọn được đáp án đúng, thỏa mãn yêu cầu về loại từ, cấu trúc ngữ pháp,…
- Chiến lược làm bài riêng cho từng dạng bài
Phát âm:
Đây là một trong những phần dễ lấy điểm nhất trong bài thi. Chỉ cần thí sinh nắm được quy tắc phát âm thông thường như cách đọc âm đuôi tận cùng của từ khi thêm ‘s’, ‘es’ và ‘ed’. Đây cũng là phần cơ bản rất hay cho ra trong các kỳ thi.
Đối với cách đọc các phụ âm và nguyên âm, xem lại bảng ký hiệu phiên âm quốc tế (IPA) và tự cho các ví dụ từ vựng trong sách giáo khoa để ghi nhớ cách phát âm của các từ, lưu ý có cả nguyên âm đôi và ba.
Trọng âm:
Để làm được dạng bài này, các em cần ghi nhớ một số quy tắc cơ bản như: với các từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết 1 đối với danh từ và tính từ, trọng âm rơi vào âm tiết 2 đối với động từ. Với các từ có 3 âm tiết trở lên, các em chú ý vào âm tiết đứng cuối từ…
Tìm từ đồng nghĩa, ngược nghĩa
Đối với dạng bài này, học sinh cần đoán từ theo ngữ cảnh của câu. Đặc biệt, với dạng bài tìm từ ngược nghĩa, các bạn có thể đoán chọn đáp án đúng theo nghĩa tích cực hoặc nghĩa tiêu cực của ngữ cảnh.
Một dạng bài nữa cần lưu ý là các câu liên quan đến ngữ pháp – thể hiện trong đề thi ở dạng bài chọn đáp án đúng để hoàn thiện câu, chọn câu có nghĩa tương đương với câu cho sẵn, chọn câu ghép phù hợp cho 2 câu đơn cho sẵn.
Với các câu thuộc dạng bài ngữ pháp, các bạn cần bình tĩnh phân tích câu, tránh những lỗi sai cơ bản như: thời động từ không phù hợp giữa đáp án và ngữ cảnh của câu cho sẵn – ngữ cảnh có thể xuất hiện ở các từ chỉ thời gian như “now”, “then”, “so far”,… hoặc thể hiện ở các thời động từ đã được dùng trong câu.
Một cách đưa đáp án gây nhiễu khác nữa là việc sử dụng các liên từ sai. Để tránh chọn phải đáp án gây nhiễu, các em cần lưu ý một số điều như: trong câu chỉ dùng 1 liên từ – ví dụ, đã dùng “although”, “despite”, “in spite of” thì không dùng “but”; hoặc đã dùng “because”, “ as” thì không dùng “so”.
Sử dụng chiến lược hợp lý khi làm bài đọc hiểu
Hai bài đọc hiểu trả lời câu hỏi căn cứ theo nội dung bài văn thường có độ dài khoảng 300 – 400 từ mỗi bài. Nếu không có chiến lược hợp lý thì học sinh sẽ không có đủ thời gian để làm bài.
Học sinh nên đọc lướt qua rất nhanh các đoạn của bài để tìm ra ý chính của bài. Sau đó đọc kĩ các câu hỏi trước khi đọc bài, sử dụng các kiến thức mà mình đã biết về lĩnh vực trong bài đọc để phán đoán loại trừ các đáp án không hợp lí, lựa chọn đáp án hợp lí nhất.
Các câu hỏi trong bài đọc hiểu chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 gồm các câu hỏi về từ vựng trong bài. Đối với dạng này, các bạn cần bám sát nghĩa của câu chứa từ đó, dịch sơ để hiểu nghĩa chung của ngữ cảnh. Nếu vẫn chưa đoán được nghĩa từ, có thể đọc thêm câu phía trước câu chứa từ mới.
Nhóm 2 gồm các câu hỏi liên quan đến nội dung cụ thể trong bài. Với dạng này, học sinh cần đọc và gạch chân từ khóa trong câu hỏi và 4 đáp án, sau đó tìm trong bài câu hoặc đoạn chưa các từ khóa và so sánh với câu hỏi để chọn đáp án đúng.
Nhóm 3 gồm các câu hỏi về nội dung chính của bài, tìm tiêu đề cho bài hay tìm từ thể hiện giọng văn của tác giả. Các câu hỏi thuộc nhóm này nên được làm cuối cùng, vì sau khi chọn được đáp án cho các câu hỏi thuộc nhóm 1,2, các em sẽ hình dung ra ý nghĩa chung của cả bài.
Trên đây là những lưu ý không thể bỏ quan khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh mà Solid English muốn gửi tới các bạn. Tuy nhiên, những mẹo hay tips khi xử lý đề cũng chỉ là một phần để đạt được điểm cao điều quan trọng nhất vẫn là trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như kỹ năng làm bài thi.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kỹ năng làm bài cũng như lấp đầy những kiến thức ngữ pháp và từ vựng còn thiếu cho các bạn học sinh, tháng 3 này Trung tâm Solid English chính thức khai giảng lớp Luyện đề THPTQG với đội ngũ giáo viên uy tín giàu kinh nghiệm cùng lộ trình học bài bản, sát sao.
Thông tin chi tiết về lớp Luyện đề THPTQG:
️ Đối tượng: Học sinh lớp 12 có mục tiêu ôn luyện và cải thiện điểm số trong kỳ thi THPTQG
Thời lượng: 24 giờ/12 tuần
Thời gian bắt đầu mở lớp: 02/04/2022
️ Mục tiêu đầu ra: Luyện dạng đề theo form đề chuẩn ôn thi Tốt nghiệp & xét tuyển Đại học
Còn chần chờ gì mà không nhanh tay đăng ký trở thành những “chiến binh” của lớp Luyện đề THPTQG để cùng Solid English bứt phá điểm số, chinh phục kỳ thi Tốt nghiệp THPT trong những tháng cuối này nhé!
Thông tin chi tiết về Solid English:
Website: https://solidenglish.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/solidenglishcenter
Địa chỉ:
CS1: Số 04 – Lô TT2B (khu liền kề Times City) – Ngõ 622 Minh Khai.
CS2: Shop 10, Park 6, Park Hill, Times City
Hotline: 033 516 6686 (bấm phím 1) – 024 6651 3337 – 0973 124 566 (sms/zalo)
Leave a reply